Nghẹt mũi là gì? Nguyên nhân và 9 Cách trị nghẹt mũi dân gian hiệu quả

Nghẹt mũi là gì ?

Nghẹt mũi là hiện tượng cả hai hay một lỗ mũi bị bít kín lại khiến người bệnh không thể thở dễ dàng bằng mũi. Thông thường, không khí khi đi qua mũi – bộ phần đầu tiên của đường hô hấp, sẽ được hệ thống lông chuyển lọc bớt bụi bẩn, lớp dịch tiết niêm mạc làm ẩm và làm ấm bởi hệ thống mạch máu trước khi di chuyển xuống họng và tới phổi.

Tuy nhiên, khi bị nghẹt mũi, khoang mũi bị dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường đi của không khiến việc hít thở trở nên khó khăn. Người bệnh không thở được bằng mũi mà phải dùng miệng. Điều này không chỉ gây ra khó khăn cho người bệnh mà còn không tốt cho đường hô hấp, dẫn tới các bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản …

Nguyên nhân dẫn tới nghẹt mũi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi, thông thường bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn do viêm xoang
  • Cúm, cảm lạnh thông thường do nhiễm virus
  • Dị ứng thời tiết
  • Thay đổi nội tiết tố, mang thai gây tăng tiết dịch mũi
  • Sử dụng một số loại thực phẩm hay thuốc gây ra phản ứng nhất định (vd: thuốc tránh thai…)
  • Môi trường khô hạn, ngồi điều hòa nhiều…

Xác định đúng nguyên nhân gây nên tình trạng nghẹt mũi là cách tốt nhất để có biện pháp khắc phục và phòng ngừa bệnh nhanh chóng, hiệu quả.

9 cách trị nghẹt mũi dân gian hiệu quả, nhanh chóng

   1. Uống trà gừng

Thực ra chưa có một nghiên cứu nào rõ ràng cho khả năng điều trị chảy nước mũi của gừng. Tuy nhiên, gừng làm tăng tiết nhờn, long đờm, xoang thông suốt rất hiệu quả trong việc làm giảm chứng nghẹt mũi.

Hơn thế nữa trong trà gừng có chứa nhiều vitamin C, axit amin, canxi, kẽm, phốt pho… giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống trọi với các tác nhận gây bệnh tốt hơn.

   2. Súc miệng nước muối ấm

Súc miệng với nước muối khoáng là một trong những phương pháp dân gian khắc phục tình trạng chảy dịch mũi, nghẹt mũi mà cha ông ta thường áp dụng.

Đơn giản bạn chỉ cần cho một chút muối pha loãng với nước ấm và súc miệng, bạn sẽ thấy được hiệu quả thần kì của nước muối trong việc đánh tan dịch nhầy cả ở mũi và cổ họng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy súc miệng với nước muối loãng ấm một vài lần trong ngày.

   3. Xông hơi

Đây cũng là một mẹo đơn giản trị hội chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi sau. Làn hơi ấm nóng giúp niêm mạc giảm sưng viêm đáng kể, chất nhầy từ đó được đẩy ra giúp thông suốt mũi họng đáng kể.

Hãy lấy một bát nước sôi, lấy một cái khăn trùm kín đầu của bạn và bát nước. Sau đó ủ và cố gắng hít thở hơi nóng ít nhất 10 phút. Bạn có thể thêm một số loại tinh dầu tự nhiên để thư giãn hơn. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi hoàn toàn bình phục.

   4. Bổ sung nhiều nước

Dịch nhầy dày đặc sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và thậm chí còn khó thở. Nước sẽ làm mỏng dịch nhầy và ngăn chặn sự tắc nghẽn.

Mỗi ngày, người trưởng thành cần 35g nước cho 1kg thể trọng. Nhu cầu nước của trẻ em cao gấp 3 – 4 lần. Trung bình mỗi người cần 6 – 8 cốc nước/ngày (tương đương 1,5 lít). Nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống. Nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể còn tùy theo thời tiết, điều kiện sinh hoạt, tình trạng lao động, tình trạng sinh lý… Người càng cao tuổi lượng nước trong cơ thể càng ít. Ở trẻ sơ sinh lượng nước chiếm 75 – 80% cân nặng, nhưng người 60 – 70 tuổi lượng nước chỉ chiếm 50% trọng lượng.

   5. Massage giữ ấm mũi và niêm mạc

Massage điểm gữa hai cung lông mày: Khi bị nghẹt mũi gây khó thở, bạn hãy massage điểm giữa lông mày nhẹ nhàng trong một phút. Việc này có tác động tích cực đến niêm mạc mũi khi giúp ngăn ngừa dịch trong mũi trở nên khô và viêm xoang, giúp giảm áp lực trong xoang trán và có tác dụng phòng ngừa nghẹt mũi.

Massage xoang mũi: Một cách trị nghẹt mũi nhanh khác là bạn massage xoang mũi bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa của cả hai bàn tay thực hiện các chuyển động tròn trên khu vực hai bên cánh mũi trong vòng 1 – 2 phút. Động tác massage này giúp khai thông mũi, làm cho việc hỉ mũi diễn ra dễ dàng hơn.

Massage điểm giữa mũi và môi: Massage nhẹ nhàng điểm giữa môi trên và mũi của bạn trong 2 – 3 phút cũng là cách trị nghẹt mũi nhanh mà bạn nên áp dụng. Động tác này sẽ giúp tình trạng các mao mạch trong mũi bị sưng do viêm, từ đó giúp bạn thở dễ dàng hơn.

   6. Uống nước lá húng quế và tỏi nướng

Dúng 1/2 củ tỏi (chọn tỏi VN củ có tép nhỏ nha), nướng vừa vàng tới cho dậy mùi, bóc vỏ, giã nhuyễn.

Lấy 10 – 15 lá húng quế, giã nhỏ ra trộn chung với tỏi nướng, cho 1-2 thìa cafe nước ấm, chắt lấy nước, uống ngày 2-3 lần như vậy (mỗi lần là lượng lá như trên) sẽ giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi nhanh chóng.

   7. Ăn đồ cay, nóng

Ăn đồ cay nóng cũng là cách trị nghẹt mũi, và loại bỏ vi khuẩn để dịu triệu chứng nghẹt mũi. Khoa học đã chứng minh những món ăn chứa nhiều gia vị cay, nóng sẽ giúp bạn giải cảm nhanh, giảm nghẹt mũi đáng kể nhờ các chất nhầy gây ra nghẹt sẽ bị tăng tốc độ dịch chuyển giúp mũi giảm tắc, thông xoang mũi, hít thở dễ dàng hơn.

   8. Thoa dầu lòng bàn chân

Khi vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi bạn cần xoa dầu vào lòng bàn chân, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả. Sau đó hãy làm ấm cả cơ thể khi thoa 1 chút lên ngực, bụng và sau lưng.

   9. Năm nghiêng và giữ ấm cơ thể

Nằm nghiêng là cách đơn giản nhất không tốn chi phí và vô cùng hữu hiệu khi bị nghẹt mũi. Là mẹo mà bạn sẽ thường bắt gặp với những người có tiểu sử viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Khi nằm nghiêng, dịch nhầy từ hốc mũi sẽ dần dần chảy xuống nơi trũng hơn giúp hốc mũi phía trên hết bít tắc, thông thoáng. Sau đó, bạn có thể thực hiện ngược lại nếu trước đó cả 2 hốc mũi đều bị bít kín.

Tuy nhiên, cách này chỉ hữu hiệu khi bạn giữ ấm được cơ thể, và cũng đồng thời ngăn chặn tình trạng tái diễn khi không còn nằm nghiêng nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *