Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì ? Triệu chứng của bệnh

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì ?

Viêm mũi dị ứng là dạng viêm nhiễm khiến niêm mạc mũi tổn thương và gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt… Viêm mũi dị ứng thời tiết xảy ra do các tác nhân gây dị ứng có liên quan đến những biến động, thời điểm chuyển giao mùa và các mùa trong năm như phấn hoa theo gió mùa bay vào không khí, nhiệt độ thay đổi, nóng hoặc lạnh đột ngột lúc giao mùa…

Hệ miễn dịch của những người tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (dị nguyên) sẽ giải phóng một hoạt chất có tên histamine vào trong máu để chống lại chúng. Từ đó gây ra những biểu hiện bệnh thường gặp ở người bị dị ứng.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết

Bệnh gồm nhóm cơ bản: Viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng thời tiết, với các triệu chứng khá giống nhau:

  • Hắt hơi liên tục
  • Chảy nước mũi trong không ngừng
  • Ngạt mũi gây khó thở do phù nề cuốn mũi, niêm mạc mũi
  • Thường xuyên bị ngứa mũi, đôi lúc ngứa nhức lên đầu
  • Ngứa họng
  • Ngứa ở khóe mắt, phù mi mắt dưới, chảy nước mắt
  • Ngứa ống tai ngoài
  • Cảm giác ớn lạnh nhưng không sốt
  • Triệu chứng nặng là sốc phản vệ (dị ứng thuốc, thức ăn…).

Hầu hết bệnh nhân viêm mũi dị ứng không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng thường gây phiền toái cho người bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, giảm năng suất công việc cũng như chất lượng cuộc sống hằng ngày. Viêm mũi dị ứng có thể gây nghẹt mũi thường xuyên, nhức đầu, ù tai, một số trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính có thể bị loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy.

Vậy cách khắc phục viêm mũi dị ứng thời tiết

Thuốc có chứa Decongestant

Những thuốc này có tác dụng thông mũi, giải trừ nghẹt mũi và giúp thông xoang. Thông thường, bệnh nhân chỉ nên sử dụng chúng trong thời gian ngắn, không quá 3 ngày. Sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng hồi ứng, tức tình trạng lạm dụng thuốc quá mức. Khi ngưng sử dụng bệnh sẽ tái phát và triệu chứng lại càng trở nặng hơn. Một số dạng thuốc có chứa decongestant gồm:

  • Oxymetazoline (thuốc xịt mũi)
  • Pseudoephedrine
  • Phenylephrine
  • Cetirizine with pseudoephedrine

Thuốc kháng Histamine

Bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc kháng histamine để đối phó tạm thời với bệnh. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn cản cơ thể sản sinh ra histamine gây ra triệu chứng viêm mũi dị ứng. Một số thuốc kháng histamine bao gồm:

  • Fexofenadine (Allegra)
  • Diphenhydramine (Benadryl)
  • Desloratadine (Clarinex)
  • Loratadine (Claritin)
  • Levocetirizine (Xyzal)
  • Etirizine (Zyrtec)

Các liệu pháp điều trị hiệu quả lâu dài, an toàn áp dụng dễ dàng tại nhà

  • Gừng tươi: Rửa sạch, khi có cơn viêm mũi ập tới bạn nên nhai chúng. Ngay lập tức, cơn hắt hơi sẽ dứt và cổ họng bạn cũng cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Dùng hoa sứ: Hoa sứ rửa sạch, đem cắt nhỏ và phơi khô. Dùng giấy cuốn lại như điếu thuốc lá và sử dụng để xông mũi. Cách làm này có thể giúp thông mũi, chữa nghẹt mũi và tiêu diệt các vi khuẩn ở hốc xoang.
  • Hoa ngũ sắc: Đem rửa sạch rồi giã vắt lấy nước. Dùng bông sạch thấm nước đó và nhét vào bên lỗ mũi bị đau khoảng 15 phút rồi lấy ra. Phương pháp này có thể giảm chứng viêm mũi, sưng mũi hiệu quả.
  • Mật ong và tỏi: Dùng nước ép tỏi và mật ong trộn đều với nhau theo tỉ lệ 1:2 rồi đem nhỏ mũi mỗi ngày thực hiện 3 lần. Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm rõ rệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *