Viêm mũi dị ứng là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị viêm mũi dị ứng

Trước tiên chúng ta cần biết Viêm mũi dị ứng là gì ?

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của mũi khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng xuất hiện trong không khí. Khi đó cơ thể sẽ giải phóng nhiều histamin và các chất hóa học gây viêm ở niêm mạc mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người. Viêm mũi xảy ra khi niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm khi người bệnh hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng) như bụi, khói, lông, tơ,… và hắt hơi là một dạng phản ứng của cơ thể nhằm chống lại dị nguyên này. Đây là bệnh lành tính, tuy nhiên lại gây nhiều khó chịu trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Vậy nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là gì

Các yếu tố gây dị ứng thường gặp là:

  • Dị nguyên đường thở: Bao gồm những tác nhân tồn tại trong không khí như mạt bụi, phấn hoa, hóa chất, lông thú, bọ ve, cỏ khô… Một số yếu tố như phấn hoa, cỏ khô thường xuất hiện vào một số thời điểm trong năm như mùa hè và mùa thu, gây viêm mũi dị ứng theo mùa. Những bệnh nhân dị ứng với tác nhân khác như mạt bụi, bọ ve có thể bị dị ứng quanh năm.
  • Thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết làm độ ẩm không khí, áp suất và nhiệt độ cũng biến đổi. Khi đó niêm mạc mũi không kịp thích nghi sẽ gây ra viêm mũi dị ứng thời tiết cấp hoặc mãn tính. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em và những đối tượng có sức đề kháng yếu.
  • Thuốc: Nhiều người có thể mắc bệnh do dị ứng với một số loại thuốc như thuốc thông mũi, thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi…
  • Thực phẩm: Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng, kích hoạt viêm mũi dị ứng như: Động vật có vỏ, hải sản, trứng, socola…
  • Bệnh lý: Các bệnh lý như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Cấu trúc mũi dị thường: Cấu trúc mũi không bình thường như mũi vẹo, lệch vách ngăn, mào vách ngăn… sẽ gây viêm mũi dị ứng ở trẻ từ sơ sinh cho đến khi trưởng thành.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương nào pháp hiệu quả

Viêm mũi dị ứng là bệnh dai dẳng, khó chữa trị nhưng nếu điều trị sớm và nghiêm túc thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng để chữa bệnh như: Biện pháp điều trị tại nhà, chữa bệnh theo Tây y, sử dụng thuốc Đông y. Hãy cùng tìm hiểu rõ các phương pháp này để lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.

  • Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng mẹo dân gian

Nhiều bệnh nhân thường lựa chọn chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng các mẹo dân gian truyền thống. Những mẹo được áp dụng phổ biến hiện nay gồm:

– Sử dụng nước muối: Rửa mũi hằng ngày bằng nước muối loãng là cách chữa đơn giản được nhiều người áp dụng. Nước muối giúp sát khuẩn, loại bỏ dị nguyên, bụi bẩn và dịch nhầy. Nhờ đó, mũi thông thoáng hơn, bớt viêm nhiễm.

– Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây: Người bệnh có thể sử dụng các loại lá như lá lốt, cây ngũ sắc đem giã lấy nước cốt thoa vào hốc mũi. Ngoài ra dân gian thường sử dụng các loại cây khác như cỏ giao, hương nhu, bạc hà… để nấu nước xông hơi mũi.

– Chữa viêm mũi dị ứng với tỏi: Tỏi có chứa nhiều allicin giúp kháng khuẩn, kháng virus và nấm hiệu quả. Nhiều người thường sử dụng tỏi ăn sống, bổ sung vào món ăn để tăng cường kháng sinh tự nhiên cho cơ thể. Cách dùng rất đơn giản, người bệnh có thể trộn nước ép tỏi với mật ong theo tỉ lệ 1:1 rồi nhỏ vào mũi.

Ưu điểm: Các mẹo dân gian giúp làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả. Nguyên liệu sử dụng trong các mẹo trên đều gần gũi với tự nhiên, an toàn, lành tính và giúp tiết kiệm chi phí.

Hạn chế: Để dứt điểm hoàn toàn người bệnh cần kiên trì sử dụng. Nếu lạm dụng quá mức hoặc áp dụng không khoa học, viêm mũi dị ứng sẽ trở nên trầm trọng hơn, dễ biến chứng nguy hiểm.

  • Liệu pháp miễn dịch

Cách này được áp dụng để chữa viêm mũi dị ứng mãn tính hoặc viêm nặng khi đã phát hiện dị nguyên gây dị ứng. Người bệnh sẽ được tiêm liều tăng dần dị nguyên vào cơ thể hoặc đặt thuốc dưới lưỡi. Mục tiêu của phương pháp là giúp cơ thể thích nghi dần với dị nguyên.

Ưu điểm: Hiệu quả điều trị rất khả quan, 60 – 80% bệnh nhân khỏi bệnh.

Hạn chế: Phương pháp này có thể gây tác dụng phụ như ngứa tai, rát họng, ngứa miệng, ngứa lưỡi do đặt thuốc dưới lưỡi hoặc sốc phản vệ. Hiệu quả điều trị cao nhưng người bệnh cần kiên trì điều trị trong thời gian dài. Thời gian chữa trị có thể từ 3 – 5 năm hoặc lâu hơn.

  • Điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp Tây y

Đây là phương pháp được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể đề nghị điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc sử dụng liệu pháp miễn dịch.

Mục tiêu điều trị bằng thuốc tây là loại bỏ những triệu chứng khó chịu. Tùy vào tác nhân gây bệnh và mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp:

– Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng ngăn chặn giải phóng histamin quá mức, nhờ vậy giảm triệu chứng khó chịu. Các dạng thuốc được kê đơn có thể là thuốc uống hoặc thuốc xịt.

– Thuốc thông mũi: Thuốc này có các dạng phổ biến là thuốc xịt, thuốc nhỏ, thuốc phụt, có tác dụng chống nghẹt mũi. Tuy nhiên thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.

– Corticoid: Thuốc được sử dụng cho những bệnh nhân viêm nặng nhằm giảm viêm nhiễm trong thời gian ngắn. Thuốc này không được sử dụng tùy tiện với trẻ em và phụ nữ khi mang thai.

Ưu điểm: Thuốc tác động trực tiếp vào giải quyết các triệu chứng bệnh.

Hạn chế: Thuốc điều trị triệu chứng nhưng không ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì vậy nhiều bệnh nhân vẫn bị tái phát bệnh sau khi ngừng sử dụng thuốc một thời gian. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tim đập nhanh, tăng huyết áp, suy thận, chóng mặt, dị ứng…

  • Chữa viêm mũi dị ứng bằng Thảo dược thiên nhiên

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Thảo dược thiên nhiên đa phần là sử dụng các bài thuốc thảo dược nhằm giải quyết căn nguyên gây bệnh. Với cơ chế làm sạch, kháng khuẩn, kháng viêm mạnh diệt trừ sự phát triên và tồn tại của vi khuẩn bên trong xoang mũi.

Trong đó, có nhiều loại thảo dược tự nhiên đã được khoa học hiện đại chứng minh công dụng trị liệu viêm xoang, viêm mũi dị ứng cấp và mãn tính cực kỳ hiệu quả và an toàn.

Ưu điểm: Thành phần là thảo dược tự nhiên nên an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ dù sử dụng trong thời gian dài. Thuốc giải quyết bệnh từ căn nguyên nên ngăn ngừa khả năng tái phát. Đồng thời, các bài thuốc còn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, nhờ đó hạn chế những nguy cơ về sức khỏe cho người bệnh.

Hạn chế: Thuốc phát huy công dụng từ từ, vì vậy người bệnh cần nhiều thời gian và sự kiên trì khi khi sử dụng thuốc.

 

One thought on “Viêm mũi dị ứng là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị viêm mũi dị ứng

  1. Pingback: Tổng hợp 5 cách chữa viêm xoang mũi bằng tỏi hiệu quả an toàn tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *